BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HỒNG NGỰ QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Hình ảnh Bệnh viện năm 1985
Trước năm 1975 Ban Dân y huyện Hồng Ngự chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban dân y tỉnh Kiến Phong, vừa chiến đấu, vừa phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân huyện Hồng Ngự và một bộ phận người dân Campuchia sống dọc theo biên giới. Trong những năm kháng chiến chống mỹ Ban dân y huyện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng kháng chiến. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/ 1975, Ban dân y huyện Hồng Ngự tiếp nhận Chi y tế của chế độ cũ để lại và tiếp tục công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Năm 1976 Ban dân y được UBND tỉnh quyết định thành lập Bệnh viện huyện Hồng Ngự trực thuộc Phòng Y tế huyện Hồng Ngự và hoạt động tại nhà kho của quân đội chế độ cũ để lại và một phần do hảng nước mắm Tân Hương tài trợ xây thêm.
Đến năm 1978-1979 chiến tranh phía Tây Nam xảy ra, bệnh viện phải di dời về Mương Lớn tại nhà Máy xay lúa của bác bảy Gôm ( nhà máy trở thành bệnh viện dã chiến); khi chiến tranh phía Tây Nam chấm dứt bệnh viện lại di dời về một cơ sở của quân đội chế độ cũ để lại. Lúc bấy giờ bệnh viện hoạt động theo mô hình phòng y tế + bệnh viện. Phục vụ trên 100.000 dân gồm huyện Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự, huyện Tân Hồng (lúc nầy còn chung là huyện Hồng Ngự). Bệnh viện có tổng số 50 giường bệnh và 55 Cán bộ viên chức gồm: y sĩ, y tá, dược sĩ, dược tá về tiếp quản và một số cán sự, điều dưỡng của chế độ cũ trưng dụng. Đến năm 1977 – 1978 được chi viện ở trên về có bác sĩ, dược sĩ đại học mới ra trường; vừa phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, vừa phục vụ cho chiến tranh biên giới Tây Nam ( phẫu thuật, chữa trị cho thương bệnh binh). Với tổng số 10 khoa phòng; cơ sở vật chất chật hẹp, cũ kỷ, trang thiết bị thiếu thốn và lạc hậu. Nhưng tập thể y bác sĩ đã vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Năm 1988 bệnh viện hoạt động theo mô hình bệnh viện trực thuộc Trung Tâm Y tế huyện.Trong thời kỳ bao cấp người dân đến khám chữa bệnh được miễn phí hoàn toàn.
Đến năm 1989 bệnh viện được dời về cơ sở mới xây dựng trên diện tích 34.248m2, tại Ấp An Lộc xã An Bình A thị xã Hồng Ngự. Ngày 10 tháng 3 năm 1994 Bệnh viện được UBND tỉnh Đồng Tháp ký quyết định số 16/QĐ-TL, bệnh viện huyện Hồng Ngự được đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự trực thuộc Sở y tế Đồng Tháp, phục vụ và chăm sóc cho nhân dân trong khu vực. Từ đây bệnh viện được trang bị nhiều trang thiết bị hơn để đáp ứng yêu cầu phục vụ sức khỏe của nhân dân trong khu vực.
Qua 20 năm hình thành và phát triển bệnh viện đa khoa khu vực Hồng Ngự đã từng bước được đổi mới, phát triển về chất và lượng; với số giường được phân bố là 260 giường với tổng số 246 CBVC trong đó có trên 40 cán bộ đại học và sau đại học.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng ngự là bệnh viện tuyến tỉnh, nằm phía bắc Sông tiền, phụ trách công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong khu vực 04 huyện, thị và một bộ phận người dân Campuchia ( bao gồm huyện Hồng Ngự, Thị xã Hồng Ngự, huyên Tân Hồng và một phần của huyện Tam Nông ); với mật độ dân số trên 300.000 ngàn dân.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống người dân càng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân càng được quan tâm hơn; Bệnh viện đã chủ động đầu tư phát triển kỹ thuật, bằng cách thực hiện mô hình xã hội hóa trong đầu tư trang thiết bị y tế như: máy xét nghiệm đa thông số, máy XQ, máy siêu âm màu, máy CT Scaner, máy nội soi tiêu hóa..., nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ của người dân. Hiện tại bệnh viện có 04 phòng chức năng, 13 khoa và một đơn vị Thân nhân tạo. Phấn đấu đến năm 2018 trở thành bệnh viện hạng 2.
Hình ảnh Bệnh viện hiện tại
Một số hoạt động bệnh viện.
- Thực hiện chức năng khám chữa bệnh: hằng ngày bệnh viện thực hiện khám và điều trị từ 800 – 1000 lượt bệnh nhân và công suất sử dụng giường > 120%.
- Đào tạo cán bộ: Bệnh viện có kế hoạch đào tạo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho nhân viên trong bệnh viện, nhằm cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu phục vụ bệnh nhân; bệnh viện cũng là cơ sở đào tạo cho học sinh trung học.
- Nghiên cứu khoa học: các đề tài NCKH đã được áp dụng vào thực tế góp phần nâng cao chất lượng điều trị và sự hài lòng của người bệnh.
- Chỉ đạo tuyến: Là bệnh viện phụ trách tuyến khu vực, hàng năm bệnh viện đều có kế hoạch hỗ trợ cho tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật cũng như tập huấn đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến trước nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho tuyến cơ sở.
- Hợp tác quốc tế: Tham gia các chương trình dự án quốc tế và tổ chức tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Campuchia.
- Quản lý kinh tế y tế: Sử dụng hiệu quả kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp cũng như kinh phí hoạt động xã hội hóa của đơn vị.
Một số thành tích:
- 03 năm liền là bệnh viện xuất sắc toàn diện
- 04 cờ thi đua của Bộ Y tế
- 02 cờ thi đua của UBND tỉnh Đồng Tháp