1-Rối loạn các chất điện giải trong cơ thể như kali, magnesium, và calcium có thể gây hồi hộp tim.
2-Thiếu máu và cường giáp cũng là những nguyên nhân gây tim đập hồi hộp.
3-Nhiều loại hóa chất khi được đưa vào cơ thể có thể gây hồi hộp, do cơ chế tác dụng tương tự adrenalin trên tim và khiến tim bị kích thích. Các chất kích thích thường gặp là:
• Caffeine;
• Thuốc lá;
• Rượu bia;
• Các loại thuốc bán không cần toa như pseudoephedrine có trong thuốc cảm hoặc các chất trong thảo dược như ma hoàng;
• Các loại thuốc cấm như: cocaine, amphetamine, PCP (phencyclidine), cần sa cũng gây tim đập hồi hộp.
4-Một số thuốc trị hen suyễn như albuterol hít, theophylline hoặc các thuốc thay thế nội tiết tố tuyến giáp cũng là những nguyên nhân thường gặp gây hồi hộp tim.
5-Stress gây tăng mức độ adrenalin trong cơ thể và làm tim đập hồi hộp.
6-Tập luyện thể lực, bệnh tật (sốt), hoặc các nguyên nhân gây tăng cảm xúc cũng khiến tim đập hồi hộp.
7-Một số tình trạng hồi hộp có thể do các bất thường về cấu trúc của tim. Hẹp động mạch vành gây thiếu máu cơ tim, tăng tính kích thích gây ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, hoặc rung thất. Các bất thường về dẫn truyền gây cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất hoặc hội chứng Wolfe-Parkinson-White.
Các bất thường van tim cũng gây rối loạn nhịp tim. Có đến 40% bệnh nhân sa van 2 lá than phiền về hồi hộp tim.
8-Phụ nữ có thai thường than hồi hộp tim mặc dù trong đa số các trường hợp thường không phát hiện các rối loạn nhịp nào đáng kể.
Tuy nhiên đối với những phụ nữ đã sẵn có những bất thường về nhịp tim thì việc có thai sẽ khiến tình trạng hồi hộp nặng hơn do các biến đổi về nội tiết và lưu lượng máu (tim phải thích nghi với việc tăng cường bơm máu đến tử cung giúp thai nhi phát triển).
9-Thay đổi về nội tiết tố ở phụ nữ trước, trong và sau giai đoạn mãn kinh cũng góp phần tăng tần xuất các cơn hồi hộp tim.